Giải đáp: Người béo phì có nên ăn ba chỉ bò Mỹ không?

Hoang Thu Phuong23/02/2023

Thịt ba chỉ bò Mỹ được nhiều người lựa chọn cho các bữa ăn gia đình hoặc những buổi tụ tập. Ba chỉ bò đặc trưng bởi phần mỡ và nạc xen kẽ nhau. Vậy, những người béo phì có nên ăn thịt ba chỉ bò không? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của Gofood Market nhé.

Ba chỉ bò Mỹ là phần thịt nào?

Ba chỉ bò Mỹ (ba rọi bò) còn có tên gọi khác là Short Plate. Trên một con bò, ba chỉ là phần thịt nằm ở vùng bụng, đặc trưng bởi các dải nạc và mỡ xen vào nhau. Chính nhờ lớp mỡ này nên các món ăn từ thịt ba chỉ bò đều ngậy, thơm và mang một hương vị đặc trưng riêng.

Ba chỉ bò Mỹ là phần thịt nằm ở bụng con bò
Ba chỉ bò Mỹ nằm ở phần bụng con bò

Không chỉ để ăn lẩu, nướng, thịt ba rọi bò Mỹ còn được dùng để chế biến các món ăn “rất Việt Nam” như: ba chỉ xào rau củ, phở bò, bún bò…

XEM THÊM:

Giá trị dinh dưỡng của thịt ba rọi bò Mỹ

Là một loại thực phẩm dần phổ biến hơn với người Việt, vậy nên trong thịt ba chỉ bò có chứa những chất dinh dưỡng nào luôn là vấn đề được quan tâm.

Trong thịt ba chỉ bò chứa nhiều protein, acid amin, các loại vitamin nhóm B như B12, B6, B… 100g thịt ba chỉ bò Mỹ sẽ chứa đến 28g protein, cung cấp 280 kcal.

Thị ba chỉ bò Mỹ chứa nhiều protein, vitamin B...
Thị ba chỉ bò Mỹ chứa nhiều protein, vitamin B, khoáng chất…

Ngoài ra, trong ba rọi bò Mỹ cao cấp còn chứa rất nhiều khoáng chất như Kali, Sắt, Kẽm, Magie… cùng các acid béo như Omega 3, Acid Linoleic, Acid Palmiotelic có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ gây ung thư.

  • Khoáng chất Kali giúp cơ thể tổng hợp protein tốt hơn, sản xuất nhiều hormone giúp cơ bắp phát triển
  • Magie và kẽm có công dụng tổng hợp chất chống oxy hóa, tác dụng với vitamin B6 để nâng cao miễn dịch cơ thể chống lại các mầm bệnh, tăng hiệu quả trao đổi insulin
  • Vitamin B12 có công dụng tốt trong việc giúp các tế bào máu vận chuyển oxy
  • Ba chỉ bò tuy có hàm lượng acid béo thấp nhưng lại chứa nhiều acid Linoleic, rất tốt cho những người vận động nhiều hoặc bị tổn thương mô cơ do tập luyện.

Ba chỉ bò Mỹ sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa nguy cơ các bệnh về tim mạch và ung thư.

XEM THÊM:

Bật mí 4 phần thịt ăn lẩu tại nhà nhất định phải thử

Ăn ba chỉ bò có tăng cholesterol không? Người béo phì có nên ăn thịt ba chỉ bò không?

Nếu cơ thể tiêu thụ các loại thịt chứa chất béo bão hòa sẽ có nguy cơ tăng hàm lượng cholesterol trong cơ thể, bởi chất béo bão hòa sẽ chuyển hóa trong quá trình trao đổi chất.

Cholesterol xấu LDL sản sinh nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và động mạch

Thịt bò là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo nhưng vẫn có thể sử dụng trog khẩu phần ăn của những người rối loạn mỡ máu. Tuy nhiên, ba chỉ bò có chứa mỡ, vì vậy những người có cholesterol cao hoặc bị mỡ máu, béo phì nên kiểm soát lượng thực phẩm này nạp vào cơ thể.

Nên kiểm soát lượng mỡ từ thịt ba chỉ bò Mỹ nạp vào cơ thể
Cần cân đối lượng mỡ từ thịt ba chỉ bò Mỹ nạp vào cơ thể

Nếu vẫn muốn sử dụng thịt bò, bạn có thể thay thế bằng các phần thịt thăn bò như: thăn ngoại bò, thăn lưng bò hoặc thăn lõi vai bò Mỹ. Các phần thịt thăn đã được đánh giá là chứa “protein nạc”, chứa ít cholesterol, ít chất béo bão hòa và tốt cho tim mạch (Theo AHA – Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ American Heart Association)

Mỡ là một trong những nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể, giúp chuyển hóa năng lượng phục vụ cho các hoạt động hàng ngày. Vì vậy nên việc tiêu thụ ba chỉ bò cần được cân đối và xây dựng một thực đơn ăn uống hợp lý.

Vì vậy, không chỉ riêng người béo phì mà tất cả chúng ta nên cân bằng và cân nhắc chế độ ăn phù hợp để không sản sinh cholesterol xấu quá nhiều.

Số lượng mỡ người trưởng thành nên nạp mỗi ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, tuổi, chiều cao, cân nặng, hoạt động và mục tiêu sức khỏe. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, việc tiêu thụ mỡ trong một ngày cho mỗi người nên chiếm tỉ lệ từ 20 – 35% tổng lượng calo mỗi ngày. Để chính xác nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để nghe tư vấn phù hợp với sức khỏe và thể trạng của bản thân. 

Một mẹo để chúng ta có thể cân đối và kiểm soát tốt hơn chất béo nạp vào cơ thể, đó là bổ sung thêm các nhóm chất từ các loại đậu như đậu nành, lạc (đậu phộng), đậu phụ…, đạm sử dụng đạm thực vật thay thế.